Viêm kết mạc: Những điều bạn cần biết

Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ trong dân gian đang trở thành mối bận tâm của rất nhiều người trong thời gian vừa qua khi tính chất lây lan thành dịch của bệnh ngày càng nhanh và biến chứng mà nó để lại cũng là một vấn đề rất đáng lo ngại.

1. Triệu chứng của viêm kết mạc cấp:

– Xuất hiện ghèn mắt khi ngủ dậy,cảm giác dính nhèm
– Mắt đỏ, ngứa, chảy nước mắt, sợ ánh sáng
– Cảm giác cộm xốn trong mắt.

viem-ket-mac
– Sưng mi mắt ,một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc : xuất hiện màng dai trắng, bao phủ 2 mi trên và dưới của mắt, khi lật mi kiểm tra mới thấy.
– Có thể bị một bên hoặc hai bên mắt
– Khi trở nặng có thể có cảm giác chói mắt,cộm như có dị vật trong mắt, mắt nhìn mờ.
– Các triệu chứng toàn thân kèm theo như: Ho, hắt hơi, sốt, viêm họng, nổi hạch trước tai…

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc cấp:

Nguyên nhân có thể do virus hoặc vi khuẩn, nhưng chủ yếu hay gặp do Adeno virus, thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, chuyển từ mùa nóng sang mùa mưa, độ ẩm tăng cao là yếu tố thuận lợi cho virus phát triển mạnh. Bên cạnh đó, thời điểm này là lúc cơ thể nhạy cảm, dễ mệt mỏi, suy giảm miễn dịch dễ bị nhiễm bệnh nhất.

Cùng với đó là môi trường không khí ô nhiễm tại VN cũng là nguồn nguy cơ cao cho virus và vi khuẩn sinh sôi phát triển để gây bệnh.

3. Đường lây lan viêm kết mạc:

-Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus.
– Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh; dùng chung đồ dùng cá nhân của nguời bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt, dùng chung thuốc tra mắt…
– Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi.
– Thói quen hay dụi tay lên mắt, sờ vào mũi, vào miệng.
– Bệnh viện, công sở, lớp học, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt, tàu hỏa, máy bay… những nơi có mật độ người đông, cự ly gần rất dễ lây bệnh.

Xem thêm: Bệnh khô mắt: nguyên nhân và cách chữa trị

4. Cách điều trị và phòng tránh viêm kết mạc cấp:

* Phòng tránh bệnh viêm kết mạc :
– Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, xịt khử khuẩn tay, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.
– Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt
– Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%)
– Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
– Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi khi đang xảy ra dịch đau mắt.

* Xử trí khi bị bệnh hoặc khi tiếp xúc với người bị bệnh viêm kết mạc :
– Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người,hay khi tiếp xúc với người bệnh, sát khuẩn tay thường xuyên. Không dùng chung đồ với người bệnh.
– Tránh khói bụi, đeo kính khi đi ra ngoài, hạn chế đi bơi khi đang có dịch đau mắt.
– Đối với người bị bệnh nói chung :
+ Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng bông sạch dùng 1 lần với nước muối sinh lý 0,9%
+Cần đi khám chuyên khoa Mắt để được dùng thuốc theo đơn,không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác hay tự ý mua thuốc ;Cần nghỉ ngơi, cách ly hợp lý .
– Đối với trẻ em bị đau mắt: thông thường sẽ kèm theo các triệu chứng toàn thân, cần theo dõi sát và xử trí các triệu chứng và đưa đến phòng khám chuyên khoa Mắt và chuyên khoa Nhi để khám, tránh tự ý mua thuốc và dùng thuốc cho trẻ.
– Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu, hay xông mắt.

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">html</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*