Bệnh khô mắt: nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh khô mắt là biểu hiện phổ biến của nhiều người hiện nay, đặc biệt là dân văn phòng thường xuyên phải ngồi trước màn hình máy tính và dưới cái lạnh khô của điều hoà không khí nhiều giờ liên tục. Khô mắt tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây nên triệu chứng mắt mệt mỏi, đỏ rát, cộm xốn, lâu dần có thể gây giảm thị lực nghiêm trọng. Cùng BS Hiệu mắt tìm hiểu về bệnh khô mắt qua bài viết sau

Nước mắt giữ cho mắt bạn luôn được bôi trơn và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Nếu không có đủ nước mắt, mắt bạn có thể gặp phải tình trạng khô mắt:
* Đôi mắt bỏng rát
* Ngứa
* Cộm xốn khó chịu như có một thứ gì đó trong mắt
* Nhức mỏi nặng trĩu
* Nhạy cảm với ánh sáng
* Những biểu hiện khác có thể thấy lờ mờ, chảy nước mắt liên tục sau khi chớp mắt

trieu-chung-kho-mat

Triệu chứng khô mắt

Vậy khô mắt do nguyên nhân gì? Các yếu tố nguy cơ gây bệnh? Bệnh khô mắt có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?

1. Nguyên nhân khô mắt

Khô mắt là do khả năng tiết nước và việc thoát nước của mắt bị mất cân bằng. Theo các chuyên gia mắt, nguyên nhân khô mắt do:

– Số lượng nước mắt không đủ do giảm sản xuất và tăng bốc hơi nước mắt:

Các tuyến lệ trong và quanh mi mắt có nhiệm vụ tiết nước làm ướt mắt. Khả năng này sẽ giảm dần theo tuổi tác, hoặc ở những người đang mắc bệnh về mắt. Ngoài ra những yếu tố như gió, thời tiết, môi trường ô nhiễm cũng làm mắt dễ bị khô. Đặc biệt, với những người thường xuyên phải tiếp xúc với máy vi tính và điều hoà không khí sẽ làm tăng tốc độ bay hơi của nước mắt dẫn đến tình trạng khô mắt.

– Chất lượng nước mắt không tốt

Màng phim nước mắt gồm 3 lớp: lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy. 3 lớp này cùng nhau bảo vệ nhãn cầu khỏi các yếu tố bên ngoài. Lớp nhầy giúp dàn đều nước mắt trên giác mạc, lớp mỡ hạn chế sự bốc hơi nước giúp mắt luôn ẩm ướt. Khô mắt là do nước bị bốc hơi quá nhanh hoặc nước không thể dàn phẳng trên bề mặt mắt.

mang-phim-kho-mat

Cấu tạo màng phim nước mắt

Khi 3 lớp này bị mất cân bằng sẽ làm tăng tốc độ bay hơi của nước mắt, khiến mắt bị khô. Ngoài ra một số bệnh tại mắt có thể gây nên những xáo trộn ở lớp nhờn và lớp nhầy, cũng sẽ khiến mắt dễ bị khô. Bệnh lý hay gặp như viêm bờ mi cũng có thể ngăn cản lớp nhầy sản xuất nước.

Xem thêm bài viết: Cách lấy bụi ra khỏi mắt

2. Một số yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ bị khô mắt :

Hội chứng khô mắt phổ biến hơn ở những người từ 50 tuổi trở lên do khả năng tiết nước mắt giảm dần theo tuổi tác ( phụ nữ gặp nhiều hơn nam giới)
– Những người đang mang thai, đang điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone hoặc đang trải qua thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ cao hơn.
– Những người bị dị ứng mãn tính tiếp xúc với gió hoặc không khí khô
– Sau Phẫu thuật mắt LASIK điều trị cận thị , hay sau phẫu thuật đục thuỷ tinh thể

kho-mat
– Theo nghiên cứu thì người sử dụng một số loại thuốc bao gồm: thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, thuốc tránh thai và thuốc chống trầm cảm có thể tăng nguy cơ bị khô mắt
– Người đeo kính áp tròng kéo dài
– Người mắc bệnh tuyến giáp, bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp và các rối loạn hệ thống miễn dịch khác, bệnh thiếu vitamin A.
– Các tình trạng viêm giác mạc, viêm bờ mi…
– Ngủ nhắm mắt không kín hoặc do sau mổ các bệnh ở mi mắt và các tình trạng bệnh lý như liệt dây thần kinh mặt,… gây lộ giác mạc
– Người tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh phát ra từ màn hình máy tính hay điện thoại gây ức chế phản xạ chớp mắt

3. Khi nào khô mắt cần đi gặp bác sĩ

Nếu mắt bạn cảm thấy khô, các cảm giác khó chịu tăng hay đột nhiên bạn không thể nhìn rõ như trước, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa.
Bạn sẽ được đo đạc, kiểm tra mức độ khô mắt bằng một số bài test khô mắt. Khô mắt tốt nhất nên được điều trị sớm.
Nếu khô mắt không được điều trị trong một thời gian dài, nó sẽ trở nên khó quản lý hơn.

khoi-dut-diem-kho-mat

Xem thêm: Đặt lịch khám và tư vấn trực tiếp bởi BSCK II. ThS. BS. Phạm Văn Hiệu

4. Phương pháp điều trị khô mắt

Phương pháp điều trị khô mắt phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của khô mắt:
– Sử dụng nước mắt nhân tạo thường xuyên là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất cho hội chứng khô mắt, làm tăng độ ẩm cho mắt
Theo nhiều nghiên cứu thì những thuốc có thành phần Natri hyaluronat trọng lượng phân tử càng cao sẽ càng có hiệu quả càng cao trong điều trị khô mắt nặng.
– Sử dụng tròng kính chuyên dụng khi làm việc với màn hình máy tính , điện thoại giúp ngăn cản ánh sáng xanh có hại.
– Tập cho mình thói quen chớp mắt chậm và đều (khoảng 12-18 lần/phút) giúp nước mắt dàn đều, làm ẩm giác mạc.

dieu-tri-kho-mat

Tập luyện khi bị khô mắt

– Hạn chế để mắt tiếp xúc trực tiếp với khói bụi và ánh sáng. Nên đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi tác nhân gây hại từ môi trường. Tránh để gió như máy sấy, quạt, máy lạnh thổi trực tiếp vào mắt.
– Không thức khuya, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày giúp mắt có thời gian nghỉ ngơi tốt nhất.
– Không hút thuốc hoặc hoặc không để khói thuốc dính trực tiếp vào mắt
– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý,uống đủ nước mỗi ngày, thường xuyên bổ sung thức ăn chứa Omega-3 (có nhiều trong cá) và Beta-Carotene (trong các loại rau củ màu vàng, đỏ), tăng cường chất chống oxy hóa giúp tăng sức khỏe đôi mắt.

5. Nguyên tắc khi làm việc với máy tính giúp giảm tình trạng khô mắt:

– Để đôi mắt cao hơn trung tâm màn hình máy tính 10-20cm. Khoảng cách tối thiểu giữa mắt và màn hình máy tính là 50cm.
– Thường xuyên chớp mắt, thỉnh thoảng nên nhắm chặt mắt và xoay tròn mắt để giúp điều tiết chất nhờn tốt hơn.
– Thực hiện quy tắc 20-20-20: Cứ 20 phút làm việc với máy vi tính để mắt giải lao 20 giây và nhìn tập trung vào một vật cách khoảng 20 feet (khoảng 6 mét).
– Có thể sử dụng nước mắt nhân tạo phù hợp, hỗ trợ làm ẩm mắt, tuy nhiên không nên lạm dụng.
– Thường xuyên thăm khám mắt định kỳ ít nhất mỗi 6 tháng tại các bệnh viện mắt gần nhất.

Trên đây là những thông tin về khô mắt. Mong rằng bài viết này sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn về vấn đề này

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">html</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*